Chiến lược phát triển Thực phẩm chức năng giai đoạn 2013-2020

19/01/2017 04:02

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VIỆT NAM - Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội; - Căn cứ Quyết định số 1425/QĐ-BNV ngày 14/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ cho phép thành lập Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam; - Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-BNV ngày 26 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt bản Điều lệ sửa đổi Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam; - Căn cứ vai trò, tác dụng và xu thế phát triển TPCN trên thế giới và Việt Nam; - Xét đề nghị của Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam; QUYẾT ĐỊNH Điều 1 – Ban hành kèm theo Quyết định này là Chiến lược phát triển TPCN giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn 2030. Điều 2 – Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Điều 3 - Tổng Thư ký, các Ủy viên BCH, các Hội viên Hiệp hội TPCN, các chi hội và các tổ chức thuộc Hiệp hội cùng các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TPCN GIAI ĐOẠN 2013-2020

VÀ TẦM NHÌN 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-VAFF ngày tháng năm 2013 của Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam)

 

PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT

I. Cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây.

       Khi ở giai đoạn kém phát triển, đời sống khó khăn, đói kém, mất vệ sinh, chúng ta phải đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, dịch hạch, bại liệt … làm chết đi hàng triệu người và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nòi giống và phát triển kinh tế xã hội. Bệnh dịch hạch trong 3 năm 1347 – 1351 đã làm chết 75.000.000 người trên thế giới, đại dịch thế kỷ 19-20 đã làm chết 20.000.000 người. Vụ dịch tả năm 1892 ở Hamburg (Đức) do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm 17.000 người mắc bệnh, chết hơn 8.000 người. Vụ dịch viêm gan cũng do nước ô nhiễm ở New Dehli (1955-1956) đã làm 29.000 người mắc bệnh. Bệnh sốt rét những năm cuối thế kỷ trước mỗi năm có gần 200.000.000 ca bệnh với trên 10.000.000 tử vong. Ở nước ta những năm 1970-2000, các bệnh dịch tả, thương hàn, lỵ trực trùng, sốt rét, sốt xuất huyết, tê phù … thường xuyên xảy ra với hàng triệu ca tử vong. Nhờ sự tiến bộ của y học, các vaccine phòng bệnh dần dần được ra đời, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các dịch bệnh truyền nhiễm dần dần được kiểm soát, có bệnh đã được thanh toán. Khi bước sang giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa, đời sống ngày càng phát triển, cuộc sống ấm no, xã hội ngày càng văn minh hiện đại. Bên cạnh những ưu điểm của cuộc cách mạng công nghiệp đem lại, chúng ta phải đối mặt với 4 thay đổi cơ bản.

Nhấp vào đây để tải bản đầy đủ.


Các tin khác